Bệnh cơ xương khớp nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ trở thành bệnh mãn tính, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lẫn sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh cơ xương khớp là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và đáng lo ngại nhất hiện nay. Với sự gia tăng của lối sống ít vận động cộng thêm sự tác động các yếu tố nguy cơ khác, các bệnh liên quan đến cơ, xương và khớp ngày càng dễ bắt gặp ở bất cứ ai mà không phân biệt tuổi tác.
Bệnh cơ xương khớp là gì?
Bệnh cơ xương khớp là nhóm bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng và thần kinh, làm suy giảm chức năng vận động và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Các bệnh này thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ tuổi.
Ai dễ mắc phải bệnh cơ xương khớp?
Thực tế, ai cũng có thể mắc bệnh cơ xương khớp, nhưng một số nhóm người có nguy cơ cao hơn, bao gồm:
- Người cao tuổi: Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ khá quan trọng bởi tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp tăng cao đối với người trên 55 tuổi.
- Người thừa cân hoặc béo phì: Trọng lượng cơ thể dư thừa gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và hông, dẫn đến thoái hóa khớp.
- Người có lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất sẽ làm suy yếu cơ bắp và xương, tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp.
- Người có tiền sử chấn thương: Những người từng bị chấn thương khớp hoặc xương có nguy cơ cao mắc các bệnh cơ xương khớp trong tương lai.
- Người có yếu tố di truyền: Một số bệnh cơ xương khớp có thể di truyền trong gia đình, như viêm khớp dạng thấp.
- Người làm công việc nặng nhọc hoặc lặp đi lặp lại: Công việc đòi hỏi mang vác nặng hoặc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại có thể gây tổn thương cơ xương khớp.
Đau lưng
Một bệnh cơ xương khớp khác phổ biến không kém chính là đau lưng. Trên thực tế, tình trạng này ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau, từ người lớn tuổi cho đến những người trẻ.
Nguyên nhân
Các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp. Tình trạng thoái hóa nguyên phát thường phát triển chậm khi bạn già đi, quá trình hao mòn mật độ xương trên khớp có thể góp phần làm sụn bị gãy. Một số lý do khác góp phần khiến khớp bị thoái hóa bao gồm:
- Té ngã.
- Chấn thương khi chơi thể thao.
- Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến khớp của bạn, như hội chứng Ehlers-Danlos hoặc hội chứng tăng động khớp.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp bao gồm:
- Đau khớp.
- Cứng khớp.
- Sưng gần khớp.
- Phạm vi chuyển động giảm
- Cảm giác như khớp không còn khỏe hoặc ổn định như thường lệ.
- Khớp trông khác biệt rõ rệt so với trước đây (biến dạng khớp)
Phương pháp điều trị
Thoái hóa khớp có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng cụ thể của từng người, chẳng hạn như:
- Châm cứu.
- Phẫu thuật.
- Vật lý trị liệu.
- Chườm nóng/ chườm lạnh.
- Thay đổi lối sống (vận động đều đặn, giảm cân, chú đến chế độ ăn uống, không hút thuốc).
- Sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn (Paracetamol, ibuprofen, hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)).
Đau lưng
Một bệnh cơ xương khớp khác phổ biến không kém chính là đau lưng. Trên thực tế, tình trạng này ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau, từ người lớn tuổi cho đến những người trẻ.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng gồm:
- Căng cơ và dây chằng: Do hoạt động quá mức hoặc sai tư thế.
- Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy của đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí bình thường.
- Thoái hóa cột sống: Quá trình lão hóa tự nhiên của cột sống.
- Loãng xương: Xương trở nên yếu và dễ gãy.
- Chấn thương: Do tai nạn hoặc va đập mạnh.
- Bệnh lý khác: Viêm khớp, sỏi thận, viêm nhiễm.
Dấu hiệu và triệu chứng
Khi bị đau lưng, bạn sẽ cảm thấy nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau, bao gồm:
- Đau và cứng khớp, đặc biệt ở phía dưới của lưng.
- Đau lan xuống hông và chân, đôi lúc cơn đau sẽ kèm theo tê và ngứa.
- Khó khăn trong di chuyển, đau tăng khi vận động mạnh.
- Sưng và viêm kèm theo sốt.
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Các triệu chứng đau lưng nếu xuất phát từ chấn thương hoặc căng cơ có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Đau lưng sẽ trở thành tình trạng mãn tính khi các triệu chứng xuất hiện lâu hơn 3 tháng.
Phương pháp điều trị
Một số phương pháp giúp điều trị và cải thiện chứng đau lưng gồm:
- Tập vật lý trị liệu
- Điều chỉnh tư thế
- Chườm nóng/ lạnh
- Thuốc do bác sĩ kê đơn
- Yoga, các bài tập giãn cơ
- Liệu pháp bổ sung (xung điện, đai lưng,...)
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) nói về tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua ống cổ tay, gây ra đau, tê bì và yếu cơ ở bàn tay.
Nguyên nhân
Hội chứng ống cổ tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Viêm bao hoạt dịch: Gây tăng áp lực trong ống cổ tay.
- Bẩm sinh: Một số người sinh ra với ống cổ tay hẹp hơn bình thường.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn do cấu trúc ống cổ tay nhỏ hơn.
- Tính chất nghề nghiệp: Các công việc đòi hỏi chuyển động tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài như đánh máy, công nhân nhà máy, thợ sơn, người chơi nhạc cụ.
- Mang thai: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây viêm các thành phần trong ống cổ tay.
- Tiền sử bệnh lý: Các bệnh như viêm khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp, gút, suy thận, hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường bắt đầu từ từ rồi mới dần trở nên rõ ràng hơn:
- Tê bì tay: Ngứa ran, nóng rát và đau đớn, chủ yếu ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón đeo nhẫn.
- Đau: Đau có thể lan lên cẳng tay và cánh tay.
- Yếu tay: Khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại.
- Đánh rơi đồ vật: Do cảm giác bàn tay tê liệt hoặc mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian.
Phương pháp điều trị
Khi mắc phải hội chứng ống cổ tay, bác sĩ có thể tiến hành đề nghị các phương án điều trị như sau:
- Thay đổi lối sống: Bạn cần hạn chế tối đa các hoạt động gây áp lực lên cổ tay.
- Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm sẽ được sử dụng nhằm giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
- Vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ gợi ý một vài bài tập giúp giảm áp lực lên dây thần kinh giữa.
- Đeo nẹp cổ tay: Biện pháp đeo nẹp sẽ giúp cố định cổ tay và giảm áp lực, từ đó hạn chế cảm giác đau.
- Tiêm steroid: Giảm sưng và đau.
- Phẫu thuật: Trong các trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần tiến hành phẫu thuật.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) là một bệnh tự miễn mãn tính, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô của chính cơ thể, gây viêm và tổn thương khớp.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác của viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên vẫn có một số yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh, chẳng hạn như:
- Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc phải viêm khớp dạng thấp hơn so với nam giới.
- Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tình trạng này thường được bắt gặp nhất ở người từ 30 đến 60 tuổi.
- Tiền sử gia đình: Nếu có người thân mắc tình trạng này, bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
- Bệnh nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như vi khuẩn E. coli, có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp và có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng, dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Đau khớp: Đau thường xảy ra ở các khớp đối xứng ở hai bên cơ thể, chẳng hạn như khớp tay, cổ tay và đầu gối. Cơn đau sẽ trở nên khó chịu hơn vào buổi sáng và sau khi không hoạt động trong thời gian dài.
- Cứng khớp: Cứng khớp thường diễn ra nghiêm trọng nhất vào buổi sáng và có thể khiến bạn khó khăn trong việc di chuyển các khớp.
- Sưng khớp: Các khớp bị ảnh hưởng sẽ trở nên sưng và cảm giác ấm khi sờ vào.
- Mệt mỏi: Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp, khiến cho các hoạt động hằng ngày bị ảnh hưởng.
- Sốt: Những người mắc viêm khớp dạng thấp cũng thường dễ bị sốt hơn so với người bình thường.
Phương pháp điều trị
Viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có nhiều phương pháp điều trị lẫn hỗ trợ sẽ giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp:
- Thuốc: Bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), corticosteroid và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs).
- Vật lý trị liệu: Các bài tập phù hợp sẽ duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của khớp.
- Ăn thực phẩm lành mạnh: Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân có thể làm tăng áp lực lên các khớp và làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, vì vậy bạn cần duy trì chỉ số cân nặng ở mức hợp lý.
- Tập thể dục thường xuyên: Thói quen duy trì vận động góp phần cải thiện phạm vi chuyển động, sức mạnh và chức năng khớp.
- Bỏ hút thuốc lá: Nam giới khi mắc phải chứng bệnh cơ xương khớp nên bỏ hút thuốc nếu muốn tình trạng chuyển biến tích cực.
- Quản lý căng thẳng: Trạng thái stress kéo dài sẽ khiến cho quá tình điều trị viêm khớp trở nên khó khăn hơn. Do đó, bạn nên tìm hiểu và tập luyện những kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga, thiền hoặc massage có thể hữu ích.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây đau nhức. Thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất ở cột sống thắt lưng, nhưng cũng có thể xảy ra ở cột sống cổ.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, bao gồm:
- Tuổi tác: Theo thời gian, các đĩa đệm trong cột sống có thể bị thoái hóa, khiến chúng dễ bị rách hoặc nứt hơn.
- Chấn thương: Chấn thương do tai nạn hoặc ngã có thể làm rách đĩa đệm.
- Lặp đi lặp lại các động tác: Lặp đi lặp lại các động tác đòi hỏi nhiều sức mạnh, chẳng hạn như nâng vật nặng, có thể làm căng đĩa đệm và dẫn đến thoát vị.
- Yếu tố di truyền: Một số người có nhiều khả năng mắc thoát vị đĩa đệm hơn những người khác do yếu tố di truyền.
- Thừa cân: Thừa cân có thể gây thêm áp lực lên các đĩa đệm, làm tăng nguy cơ thoát vị.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm bị thoát vị và mức độ chèn ép rễ thần kinh, tuy nhiên người bệnh sẽ nhận thấy các dấu hiệu, triệu chứng như sau:
- Đau: Đau là triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm. Đau thường xảy ra ở vùng thắt lưng hoặc cổ và có thể lan xuống chân hoặc tay. Đau có thể tồi tệ hơn khi ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu.
- Tê bì: Tê bì hoặc châm chích có thể xảy ra ở khu vực bị ảnh hưởng bởi rễ thần kinh bị chèn ép.
- Yếu cơ: Yếu cơ ở khu vực bị ảnh hưởng bởi rễ thần kinh bị chèn ép cũng sẽ xảy ra.
- Giảm khả năng vận động: Khả năng vận động ở khu vực bị ảnh hưởng bởi rễ thần kinh bị chèn ép sẽ bị giảm sút.
Phương pháp điều trị
Để điều trị thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ gợi ý hoặc chỉ định các biện pháp như sau:
- Thuốc: Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ được kê toa sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc giãn cơ.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp nặng, phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị.
- Châm cứu: Châm cứu là một phương pháp điều trị y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng kim mỏng để kích thích các điểm nhất định trên cơ thể. Châm cứu có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng khu vực cột sống, đĩa đệm.
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ cải thiện phạm vi chuyển động, sức mạnh và chức năng.
Bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống là tình trạng thoái hóa cột sống, trong đó các gai xương mọc ra từ các đốt sống, gây chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân chính khiến gây nên chứng gai cột sống bao gồm:
- Lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên làm mất nước và thoái hóa đĩa đệm, dẫn đến sự hình thành gai xương.
- Chấn thương: Chấn thương cột sống do tai nạn hoặc vận động mạnh.
- Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi, đứng, và vận động sai cách, mang vác nặng.
- Di truyền: Yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực lên cột sống.
Dấu hiệu và triệu chứng
Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khi mắc phải chứng gai cột sống có thể kể đến là:
- Đau nhức: Đau ở vùng cổ, thắt lưng, đặc biệt khi đứng hoặc di chuyển.
- Tê bì: Gai xương chèn ép lên dây thần kinh sẽ khiến tay chân trở nên tê bì, khó chịu xuyên suốt cả ngày. Bạn sẽ cảm thấy cảm giác kiến bò, châm chích xuất hiện.
- Yếu cơ: Yếu cơ sẽ xảy ra ở các vùng bị chèn ép bởi gai xương, thường ở tay hoặc chân. Người mắc bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt vật dụng, đi lại hoặc leo cầu thang.
- Mất kiểm soát cơ thể: Trong trường hợp nặng gai cột sống chèn ép các dây thần kinh nặng, bạn sẽ mất đi khả năng kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện.
Phương pháp điều trị
Việc điều trị gai cột sống cần được thực hiện dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh cơ xương khớp này:
Phương pháp không phẫu thuật:
- Thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm đau và viêm.
- Vật lý trị liệu: Một số bài tập sẽ giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ, cải thiện tư thế và giảm đau.
- Châm cứu: Châm cứu có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng cột sống.
Xoa bóp: Hình thức xoa bóp nếu được thực hiện đúng cách sẽ hỗ trợ làm giảm cơn đau do gai cột sống gây ra.
Phương pháp phẫu thuật:
Trong trường hợp nghiêm trọng và khi các biện pháp không phẫu thuật không hiệu quả, phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ gai xương lẫn cải thiện tình trạng. Có 2 loại phẫu thuật thường được áp dụng, bao gồm phẫu thuật cắt bỏ gai xương và phẫu thuật thay đĩa đệm.
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo dây thần kinh tọa, dây thần kinh dài nhất cơ thể, bắt nguồn từ thắt lưng chạy xuống tận cùng bàn chân. Cơn đau thường xuất hiện ở một bên cơ thể, lan từ lưng dưới qua hông, mông xuống chân và đôi khi kèm theo tê bì, ngứa ran hoặc yếu cơ.
Nguyên nhân
Đau thần kinh tọa thường do các nguyên nhân sau:
- Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm bị thoát vị và chèn ép lên dây thần kinh tọa sẽ gây đau nhức.
- Hẹp ống sống: Hiện tượng thu hẹp không gian bên trong ống sống gây chèn ép dây thần kinh cũng là nguyên nhân gây nên chứng đau thần kinh tọa.
- Thoái hóa cột sống: Hao mòn cột sống có thể tạo ra các gai xương chèn ép dây thần kinh và từ đó gây đau.
- Chấn thương: Gãy xương hoặc chấn thương cột sống cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng đau thần kinh tọa.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến của đau thần kinh tọa bao gồm:
- Đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, cơn đau sẽ trải dài từ lưng dưới qua hông, mông, đùi, cẳng chân và đến ngón chân.
- Tê hoặc yếu cơ, cảm giác tê hoặc yếu ở chân bị ảnh hưởng.
- Cảm giác châm chích hoặc nóng rát dọc theo đường đi của dây thần kinh.
- Khó khăn khi di chuyển, cơn đau sẽ tăng lên khi ngồi lâu, đứng dậy hoặc đi bộ.
Phương pháp điều trị
Bệnh cơ xương khớp do đau thần kinh tọa gây ra có thể được điều trị theo các hướng như sau:
- Thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm đau và viêm.
- Vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện tư thế.
- Chườm nóng/lạnh: Giúp giảm đau và viêm.
- Châm cứu và bấm huyệt: Đây đều là biện pháp hỗ trợ giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu.
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa tự nhiên của cột sống theo thời gian, dẫn đến sụn khớp bị bào mòn, xương dưới sụn bị tổn thương và hình thành gai xương. Thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống,nhưng thường gặp nhất ở cổ, lưng ngực và lưng dưới.
Nguyên nhân
Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống bao gồm:
- Tuổi tác: Thoái hóa cột sống thường gặp nhất ở người từ 35 tuổi trở lên.
- Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị thoái hóa cột sống, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
- Chấn thương: Chấn thương cột sống do tai nạn hoặc ngã có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Lặp đi lặp lại các động tác: Lặp đi lặp lại các động tác đòi hỏi nhiều sức mạnh, chẳng hạn như nâng vật nặng, có thể làm căng khớp và dẫn đến thoái hóa.
- Thừa cân: Thừa cân gây thêm áp lực lên cột sống, làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Lối sống ít vận động: Ít vận động có thể làm suy yếu cơ bắp và dây chằng hỗ trợ cột sống, dẫn đến thoái hóa.
Dấu hiệu và triệu chứng
Một số dấu hiệu và triệu chứng điển hình khi mắc phải chứng thoái hóa cột sống mà bạn có thể nhận thấy như sau:
- Đau đầu.
- Cứng khớp.
- Tê bì chân tay.
- Đau cột sống.
- Khó khăn trong việc di chuyển.
Phương pháp điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để giảm triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc:
- Nghỉ ngơi.
- Vật lý trị liệu.
- Chườm nóng/lạnh.
- Tập luyện nhẹ nhàng với các bài tập yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng.
- Châm cứu để kích thích các huyệt đạo trên cơ thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng.
Điều trị dùng thuốc:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Acetaminophen, ibuprofen
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Diclofenac, naproxen
- Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine, methocarbamol giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau.
- Thuốc tiêm corticosteroid: Tiêm trực tiếp vào khớp hoặc khu vực xung quanh khớp để giảm viêm và đau.
- Thuốc chống co giật: Gabapentin hoặc pregabali.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật chỉ được cân nhắc khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc thoái hóa cột sống gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chèn ép tủy sống, rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột.
Đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy nói về tình trạng đau nhức ở vùng cổ, vai và gáy. Đây là một vấn đề cơ xương khớp phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là người trưởng thành và người cao tuổi.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau cổ vai gáy, bao gồm:
- Yếu tố di truyền.
- Thoái hóa cột sống.
- Tư thế sai khi ngồi làm việc, học tập, lái xe,...
- Chấn thương do tai nạn, ngã hoặc các hoạt động thể thao.
- Căng thẳng, lo âu và stress có thể khiến cơ bắp ở cổ vai gáy co thắt và đau nhức.
- Bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, viêm thoái hóa khớp, loãng xương... cũng có thể gây ra đau cổ vai gáy.
Dấu hiệu và triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng của đau cổ vai gáy có thể bao gồm:
- Yếu cơ.
- Tê bì, châm chích khu vực cổ vai gáy.
- Đau nhức âm ỉ, tăng dần theo thời gian và có thể lan ra các vùng khác như vai, gáy, tay, lưng hoặc đầu.
- Cứng khớp xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu.
- Khó khăn khi quay đầu, cúi gập người hoặc vận động cột sống.
Phương pháp điều trị
Đau cổ vai gáy có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, chẳng hạn như:
- Chườm nóng/ chườm lạnh.
- Xoa bóp với các loại dầu thảo mộc.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn.
- Dùng các loại gối, đệm khi ngồi làm việc để các cơ cổ vai gáy được thư giãn.
Biến chứng khi mắc bệnh cơ xương khớp
Các bệnh cơ xương khớp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu người mắc bệnh chủ quan và tình trạng không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng phổ biến thường bao gồm:
- Giảm khả năng vận động: Các bệnh như viêm khớp và thoái hóa khớp có thể gây đau, cứng khớp, làm giảm khả năng vận động và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
- Biến dạng khớp: Viêm khớp dạng thấp và các bệnh viêm khớp khác tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến biến dạng khớp, gây khó khăn trong việc di chuyển và sử dụng các khớp bị ảnh hưởng.
- Gãy xương: Loãng xương làm xương trở nên yếu và dễ gãy, đặc biệt là ở người cao tuổi.
- Đau mãn tính: Các bệnh cơ xương khớp thường gây ra đau mãn tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh.
- Suy giảm chức năng cơ: Đau cơ xơ hóa, loãng xương sẽ làm suy giảm chức năng cơ, gây mệt mỏi và yếu cơ.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh khác: Người mắc bệnh cơ xương khớp có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như bệnh tim mạch và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh cơ xương khớp
Để phòng ngừa bệnh cơ xương khớp, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Bổ sung canxi và vitamin D để tăng cường sức khỏe xương.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
- Tập luyện thể dục đều đặn
- Thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp và linh hoạt khớp.
- Tập yoga hoặc pilates để cải thiện tư thế và giảm căng thẳng
Tránh các hoạt động gây căng thẳng cơ xương khớp
Bạn nên hạn chế mang vác nặng và thực hiện các động tác lặp đi lặp lại. Đối với người làm văn phòng, hãy thực hiện các bài tập xoay cổ tay hoặc giãn cơ nhẹ nhàng sau mỗi 45 phút - 1 tiếng làm việc. Không mang vác vật nặng so với khả năng.
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng cũng là một trong các biện pháp phòng ngừa và phát hiện bệnh cơ xương khớp từ sớm, qua đó ngăn chặn trước khi tình trạng diễn biến nặng hơn.
Các bệnh cơ xương khớp dù ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần tìm hiểu về các triệu chứng lẫn liệu pháp chữa trị phù hợp.
Vừa rồi là những thông tin về các bệnh xương khớp bổ biến. Nếu muốn tìm hiểu các phương pháp trị đau cơ xương khớp hiệu quả, lâu dài và hạn chế sử dụng thuốc bạn có thể liên hệ 19002840 để được tư vấn chi tiết tại DNA Paincare.
Bài viết nổi bật
Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp có gì khác nhau?
Tổng quan về bệnh Cơ - Xương - Khớp
Thoái hóa khớp lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp ở người cao tuổi: Nỗi ám ảnh của tuổi già
Bài viết liên quan
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
Liên hệ
Bệnh viện quốc tế DNA
1015 Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5, Tp.HCM
Hotline: 1900 2840
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn