Thoái hóa khớp ở người cao tuổi thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với người trẻ. Bởi đây là độ tuổi cơ thể đối diện với vấn đề lão hóa, trong đó có cơ xương khớp.
Vì sao thoái hóa khớp thường gặp ở người cao tuổi?
Bệnh thoái hóa khớp rất thường gặp ở người cao tuổi. Đây là hiện tượng già đi của sụn khớp cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, tăng dần theo thời gian. Từ tuổi 60 - 70 trở đi hầu như mọi người đều có dấu hiệu thoái hóa khớp.
Tổn thương thoái hóa khớp thường gặp ở cột sống (nhất là ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ); ở chi dưới như khớp gối, khớp háng; ở chi trên như khớp vai. Phần lớn người bệnh chỉ bị tổn thương một vài khớp, ít khi bị nhiều khớp.
Trong cấu tạo của khớp xương, sụn khớp có vai trò rất quan trọng. Sụn bao phủ đầu xương như một chiếc đệm giảm xóc, vừa chống va đập khi khớp chuyển động vừa làm giảm ma sát giúp các xương trườn lên nhau dễ dàng. Trong bệnh thoái hóa khớp, lớp bề mặt sụn bị khô nứt, xói mòn. Sụn mất chức năng đệm, làm cho các khớp xương khi chuyển động cọ xát vào nhau gây đau và sưng tấy. Lâu dần khớp sẽ bị biến dạng; các chồi xương được hình thành và phát triển ở bờ xương làm sự cọ xát tăng lên, bệnh nhân càng bị đau khớp nhiều hơn.
Triệu chứng thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp ở người cao tuổi có nhiều triệu chứng giúp người bệnh sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Trong đó, điển hình như:
- Triệu chứng sớm nhất của bệnh là đau khi vận động, sau đó có thể đau âm ỉ liên tục và dần đau dữ dội hơn.
- Nếu bị thoái hóa khớp háng, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi.
- Với thoái hóa khớp gối, người bệnh đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống cầu thang hoặc thay đổi tư thế.
- Trong trường hợp thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng. Khi đau, việc thực hiện các động tác cúi, nghiêng, ngửa hoặc xoay người rất khó khăn.
- Sau triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vận động. Nếu bị thoái hóa khớp háng, người bệnh đi khập khiễng, cử động khu vực nửa thân dưới khó khăn, khó gập đùi vào bụng.
- Nếu bị thoái hóa khớp gối, các động tác gấp và duỗi thẳng chân bị hạn chế, có thể thấy tiếng lắc rắc khi vận động khớp.
- Thoái hóa khớp vai sẽ hạn chế các động tác đưa tay ra trước, ra sau, quay tay và không làm được một số động tác đơn giản như gãi lưng, chải đầu...
- Ngoài hai triệu chứng chính là đau và hạn chế vận động, người bệnh có thể bị teo cơ, nhất là các chi.
Phòng ngừa thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Để phòng bệnh, người trung niên và cao tuổi nên thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý bao gồm: Chế độ ăn, uống, tập luyện, đi lại… khoa học, phù hợp với nhịp sinh học và sức khỏe của mỗi người.
Nên tránh mang vác nặng hoặc thực hiện động tác quá sức gây tổn thương cho khớp gối nói chung và hệ xương nói riêng.
Do lão hóa nên sức khỏe và hoạt động khớp của người cao tuổi yếu hơn so với người trẻ. Vì thế, hãy tập thể dục và làm việc dựa trên tình trạng sức khỏe. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hàng ngày với các nhóm chất thiết yếu, đặc biệt nên tăng cường Vitamin, khoáng chất như Vitamin D, Calcium…
Điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Trong các đợt thoái hóa khớp khởi phát, tình trạng đau nhiều cần được điều trị bằng các thuốc giảm đau. Song không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa và dùng thuốc giảm đau kê đơn từ bác sĩ. Nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, thoái hóa khớp có thể nặng hơn và làm giảm hiệu quả điều trị với thuốc.
Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân thoái hóa khớp có thể tìm đến các phương pháp hỗ trợ điều trị hiện đại như: Tiêm nội khớp tế bào gốc từ mô mỡ tự thân, tiêm nội khớp huyết tương giàu tiểu cầu, phẫu thuật thay khớp… Tùy vào tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả và phù hợp.
Thoái hóa khớp ở người cao tuổi luôn là nỗi ám ảnh của tuổi già, cần có biện pháp điều trị phù hợp. Trong đó, việc sử dụng công nghệ cao điều trị đau tại DNA được khuyến khích.
Để chữa trị các vấn đề cơ xương khớp, người bệnh ngày nay có rất nhiều lựa chọn: Tập vật lý trị liệu, uống thuốc, phẫu thuật, chữa bằng tế bào gốc,... Trong đó, phương pháp ứng dụng tế bào gốc trong điều trị cơ xương khớp đang được nhiều người lựa chọn vì không những nhẹ nhàng, ít đau đớn mà khả năng phục hồi lại rất cao.
Theo cơ chế hoạt động tự nhiên của cơ thể người, khi có bất cứ tế bào hay mô bị tổn thương, tế bào gốc sẽ tự tập trung, di chuyển đến vị trí đó để chữa trị. Sau đó, tế bào gốc sẽ biệt hóa thành tế bào mới, thay thế cho tế bào bị tổn thương bằng cách sản sinh các mô lành mạnh thay thế. Bên cạnh tính biệt hóa, cơ chế điều biến miễn dịch của tế bào gốc còn giúp giảm đi tình trạng viêm cấp tính, viêm mạn tính, từ đó tăng sự tưới máu nuôi của mô, tăng dinh dưỡng, tăng sự phục hồi sửa chữa mô và cấu trúc xương dưới sụn.
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tôn Ngọc Huỳnh, Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Quốc tế DNA, cho biết: “Hai đặc tính nổi bật của tế bào gốc tự thân trong điều trị cơ xương khớp là tính điều hòa miễn dịch và tính biệt hóa. Khi quá trình viêm xảy ra, tế bào gốc tự thân sẽ tiết ra các yếu tố tăng trưởng như SGF, EGF ức chế cytokine viêm làm giảm đi tình trạng viêm và kích thích máu nuôi dưỡng khớp. Điều này hỗ trợ cho sự hồi phục của các tổn thương đang xảy ra”.
Về hiệu quả, sau khi tiêm tế bào gốc tự thân, bề mặt sụn khớp được cải thiện rõ rệt sau khoảng từ 6-12 tháng. Sụn khớp dày lên giúp hạn chế được tiếng lạo xạo trong khớp, giảm đau đớn và cải thiện cấu trúc xương dưới sụn. Khi đó, qua kiểm tra một lần nữa bằng công nghệ MRI, bệnh nhân dễ dàng nhận thấy mức độ thoái hóa khớp có sự cải thiện.
Tại Bệnh viện Quốc tế DNA, các chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm tiến hành tách chiết, nuôi cấy tế bào gốc trong môi trường phòng LAB khép kín, đạt chuẩn GMP WHO. Nhờ vậy, nguồn tế bào gốc luôn đảm bảo yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, phục vụ nhu cầu điều trị cơ xương khớp của từng khách hàng.
Bài viết nổi bật
Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ít được biết đến
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể điều trị khỏi không
Đau đầu có kèm theo sinh hoạt sinh dục có nguy hiểm không?
Bài viết liên quan
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
Liên hệ
Bệnh viện quốc tế DNA
1015 Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5, Tp.HCM
Hotline: 1900 2840
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn