Thoái hóa khớp là một bệnh cơ xương khớp, thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày nay bệnh dần phổ biến với nhiều đối tượng, làm các khớp bị tổn thương, khiến các hoạt động cơ thể trở nên khó khăn.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Ngoài ra, các mô xung quanh cũng có thể bị tổn thương, dịch nhầy bôi trơn tại khớp bị suy giảm, khiến các cử động tại đây trở nên khó khăn hơn.
Khớp bị thoái hóa là một dạng tổn thương thường gặp nhất, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tại Việt Nam, thống kê cho thấy có khoảng 30% người trên 35 tuổi bị thoái hóa khớp. Tỷ lệ này tăng lên 60% ở người trên 65 tuổi và 85% ở người trên 85 tuổi.
Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp
Thoái hóa các khớp trong cơ thể có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:
- Tuổi tác: Các khớp bị thoái hóa có liên quan mật thiết đến độ tuổi. Bởi tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên càng diễn ra mạnh mẽ. Lúc này, hệ xương khớp cũng chịu nhiều ảnh hưởng, suy yếu dần và bắt đầu thoái hóa.
Theo thời gian, lớp sụn khớp sẽ bị hao mòn, có thể bị nút hoặc tiêu biến, khiến các đầu xương cọ xát vào nhau và gây ra triệu chứng đau nhức.
- Chấn thương: Chấn thương ở khớp do luyện tập thể thao quá độ, tai nạn… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Tham khảo phương pháp phòng tránh chấn thương thể thao.
- Béo phì: Thừa cân (béo phì) gây nhiều áp lực lên các khớp trên cơ thể, đặc biệt là khớp gối và cột sống lưng. Sự căng thẳng này nếu kéo dài sẽ khiến các khớp bị tổn thương và thoái hóa.
- Lao động nặng hay lặp đi lặp lại: Làm việc nặng nhọc về tay chân, sử dụng khớp quá độ, lặp đi lặp lại một động tác sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa sụn khớp.
- Di truyền: Khớp bị thoái hóa còn có thể do di truyền. Những người có người thân bị thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
- Một số nguyên nhân khác:
+ Sinh hoạt sai tư thế như ngồi, nằm hay cúi gập người sai cách; khuân vác vật nặng thường xuyên; ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, ít vận động.
+ Chế độ ăn uống không khoa học, không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu canxi, glucosamine và chondroitin.
+ Mắc các bệnh lý khác như loãng xương, nhiễm trùng khớp, viêm khớp dạng thấp … cũng làm tăng tỷ lệ thoái hóa các khớp.
+ Dị tật khớp bẩm sinh.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp
Khi khớp bị thoái hóa sẽ có những triệu chứng như sau:
- Đau khớp: Ở giai đoạn nhẹ, tại khớp sẽ xuất hiện cơn đau âm ỉ trong hoặc sau khi vận động, sau đó biến mất nhanh chóng nên dễ khiến người bệnh chủ quan. Về lâu dài, khi sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, cường độ đau sẽ dữ dội và kéo dài hơn, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
- Cứng khớp: Khớp cứng không vận động được thường đi kèm đau nhức, xuất hiện chủ yếu vào buổi sáng khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau một thời gian không vận động khớp.
- Hạn chế vận động: Khi bị thoái hóa khớp, các hoạt động hằng ngày của người bệnh sẽ bị hạn chế. Chẳng hạn như, ở người thoái hóa khớp gối, việc đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, ngồi xổm, co duỗi gối sẽ khó khăn hơn.
- Khớp sưng tấy và nóng ran: Khớp sưng viêm, có cảm giác nóng ran khi vận động. Xuất hiện tiếng kêu “răng rắc” khi vận động: Các đầu xương cọ xát vào nhau do lớp sụn khớp bị bào mòn sẽ tạo ra những âm thanh lộp cộp, răng rắc khi vận động.
Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp
- Kiểm tra sức khỏe: Bác sĩ sẽ kiểm tra các khớp bị sưng, đau, đỏ, nóng hoặc gặp khó khăn khi cử động. Đồng thời xem xét bệnh sử của người bệnh.
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi khớp có thể được chỉ định để chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp. Trong đó, chụp X-quang có thể phát hiện sự xuất hiện các gai xương, tình trạng mất sụn, hẹp khe khớp… Siêu âm giúp kiểm tra tình trạng tràn dịch khớp, mảnh sụn thoái hóa. Chụp MRI giúp bác sĩ quan sát tổng quan khớp và phát hiện những tổn thương ở sụn khớp. Còn nội soi khớp sẽ giúp quan sát được trực tiếp các tổn thương tại sụn khớp.
- Kiểm tra dịch khớp: Tiến hành lấy một mẫu nhỏ chất lỏng trong khớp để xét nghiệm, nhằm phát hiện các bệnh lý về khớp.
- Kiểm tra máu và nước tiểu: Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định bạn mắc loại viêm khớp nào hoặc loại trừ các bệnh lý khác là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau khớp, cứng khớp…
Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp
- Tập thể dục: Đây là phương pháp điều trị quan trọng nhất dành cho những người bị viêm khớp thoái hóa. Các bài tập được khuyến nghị bao gồm kết hợp các hoạt động giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện thể lực.
- Thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau có thể được bác sĩ khuyến nghị trong điều trị để cải thiện các triệu chứng. Loại thuốc giảm đau sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác mà bạn gặp phải.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng hoặc lạnh lên khớp có thể làm giảm cơn đau và các triệu chứng của viêm xương khớp ở một số người. Bạn có thể tự chuẩn bị với một chai nước hoặc túi chườm nóng lạnh và chườm trực tiếp lên vùng bị đau.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp chỉ cần thiết trong một số ít trường hợp đã tham gia trị liệu bằng các biện pháp khác nhưng không đạt kết quả hoặc phần khớp gặp tổn thương ở mức nghiêm trọng. Phẫu thuật này có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng, tăng khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bạn.
Tóm lại, thoái hóa khớp nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, trầm cảm và lo âu, rối loạn giấc ngủ, vôi hóa sụn khớp, xương bị hoại tử… Do đó, nếu tình trạng đau ở khớp tái diễn nhiều lần, đau dai dẳng, kéo dài nhiều ngày, tốt nhất bạn nên đi thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả.
Bài viết nổi bật
Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ít được biết đến
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể điều trị khỏi không
Đau đầu có kèm theo sinh hoạt sinh dục có nguy hiểm không?
Bài viết liên quan
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
Liên hệ
Bệnh viện quốc tế DNA
1015 Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5, Tp.HCM
Hotline: 1900 2840
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn