Với sức ép lớn từ công việc và cuộc sống hiện nay, đau đầu do căng thẳng hiện đã trở thành tình trạng bệnh lý phổ biến nhất trong các loại bệnh đau đầu. Về cơ bản, bệnh không khó điều trị, tuy nhiên sẽ dễ tái lại nếu không thể duy trì lối sống lành mạnh.
Đau đầu do căng thẳng là loại bệnh lý phổ biến nhất trong các dạng đau đầu mà chúng ta hay gặp phải. Đó là tình trạng đau hoặc buốt nhưc ở đầu, da đầu hoặc cổ và thường liên quan đến tình trạng căng cơ ở những khu vực này. Đặc trưng dễ thất nhất là cảm giác nhức liên tục cả hai bên đầu, đặc biệt là khu vực thái dương và cảm giác đau thắt ở vùng cơ cổ.
Triệu chứng hay gặp khi bị đau đầu do căng thẳng
Đau đầu do căng thẳng hầu hết diễn biến ở mức độ từ nhẹ tới vừa, không kèm theo các bệnh lý như buồn nôn hay nhạy cảm với mùi hương, ánh sáng hay tiếng ồn.
Để kiểm tra rõ hơn về tình trạng gặp phải, bạn có thể so sánh với các triệu chứng đau đầu do căng thẳng dưới đây:
- Các cơn đau đầu do căng thẳng sẽ xuất hiện xung quanh (không nhói tại một điểm) như bị đè ép, bóp chặt cả hai bên đầu.
- Xuất hiện tình trạng đau nghiêm trọng ở da đầu, thái dương hoặc sau gáy hoặc có thể ở vai. Những người bị đau đầu do căng thẳng thường cố giảm đau bằng cách xoa bóp da đầu, thái dương hoặc vùng dưới cổ.
- Cơn đau đầu của bạn kéo dài từ 30 phút thậm chí diễn ra trong 1 tuần.
- Bị đau đầu khi bạn hoạt động thể chất, hoạt động não bộ tập trung suy nghĩ.
- Tình trạng cơn đau nặng hơn vào thời điểm cuối ngày đồng thời gây khó ngủ, mất ngủ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu do căng thẳng
Đau đầu xảy ra khi cơ cổ và da đầu của bạn trở nên căng cứng hoặc co lại. Tình trạng co cơ này có thể xuất phát từ nguyên nhân căng thẳng quá mức hoặc cơ thể bạn trong trạng thái lo lắng, trầm cảm, chấn thương vùng đầu.
Chứng đau đầu do căng thẳng thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc ở người lớn tuổi. Đặc biệt gặp nhiều hơn ở phái nữ do yếu tố hóc môn estrogen và progesterone. Ngoài ra những hoạt động khiến vị trí đầu không đổi trong thời gian dài hoặc khi bạn ngủ trong phòng lạnh nhất là nằm với tư thế cổ bất thường cũng có thể gây đau đầu.
Các tác nhân khác gây đau đầu căng thẳng bao gồm:
- Những yếu tố từ công việc, cuộc sống, gia đình hoặc tình trạng sức khỏe gây áp lực, căng thẳng cho thể chất và tâm lý của bạn
- Thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá
- Tác động từ nguồn thực phẩm hoặc một số loại thuốc chứa Cafeine
- Một số bệnh lý có thể gây đau đầu căng thẳng như: Cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng xoang
- Các vấn đề về răng như nghiến răng hoặc rối loạn khớp thái dương hàm.
- Tình trạng mỏi mắt liên tục cũng có thể áp lực lên phần sống mũi và thái dương của bạn.
Chuẩn đoán tình trạng đau đầu do căng thẳng
Khi thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàn dựa trên các mô tả triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin liên quan tới tần suất cơn đau, chu kỳ xuất hiện của triệu chứng, và yếu tố môi trường sống, môi trường làm việc có thể ảnh hưởng tác động tới thể chất bệnh nhân.
Một số cơn đau đầu kéo dài nếu không kèm theo các bệnh lý khác, bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp để bạn tự điều trị tại nhà trong thời gian theo dõi trước khi tái khám.
Trong trường hợp ngoài yếu tố gây đau đầu, bệnh nhân còn có các triệu chứng bất thường khác, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm hoặc thực hiện chụp cắt lớp phần đầu (hay còn gọi là CT não) để tránh nhầm lẫn với nguyên nhân đau đầu do căng thẳng.
Một số phương pháp điều trị đau đầu do căng thẳng
Mục tiêu của quá trình điều trị chính là tránh hoặc thay đổi các tác nhân khiến bạn căng thẳng. Việc xác định nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp đúng để chữa dứt điểm hoặc hạn chế tái phát sau này.
Để giảm cơn đau đầu tạm thời bạn có thể sử dụng các loại thuốc chứa ibuprofen, paracetamol hoặc aspirin. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ gây phụ thuộc thuốc hoặc khiến cơn đau trở thành mãn tính. Trường hợp đặc biệt, khi triệu chứng đau đầu xuất phát trung gian từ bệnh lý khác, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Ngoài ra, một số biện pháp dưới đây giúp bạn giảm đau đầu do căng thẳng có thể thực hiện tại nhà như sau:
- Massage da đầu và vùng cơ trên mặt, cổ vai gáy.
- Điều chỉnh tư thế khi ngồi làm việc, tránh ngồi quá lâu. Trường hợp công việc mang tính chất ngồi liên tục trong thời gian dài, sau khoảng 2 giờ bạn nên đứng dậy đi lại hoặc vươn vai để giúp lưu thông máu, giảm mỏi vai gáy.
- Các phương pháp thư dãn như tập thể dục nhịp độ nhẹ, hay ngồi thiền, tập yoga vào buổi sáng sẽ cung cấp năng lượng trước khi bắt đầu một ngày làm việc.
- Một chế độ dinh dưỡng đủ chất, nhiều rau xanh sẽ giảm thiểu các triệu chứng đau đầu khi gặp phải. Bạn có thể bổ sung vitamin B6, kali từ các thực phẩm tự nhiên như bơ, chuối đồng thời sử dụng các loại hạt như hạnh nhân, óc chó chứa nhiều chất oxy hóa, chống viêm có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả.
- Một giấc ngủ đủ kéo dài 7-8 tiếng mỗi ngày đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của bạn. Việc thiếu ngủ hoặc thức khuya sẽ khiến tình trạng đau đầu của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Các biện pháp hiệu quả trong phòng ngừa bệnh đau đầu do căng thẳng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các chuyên gia đã đề xuất một số biện pháp sau đây giúp bạn phòng ngừa đau đầu do căng thẳng và hạn chế các triệu chứng của nó. Bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay các biện pháp dưới đây:
- Giảm tần suất căng thẳng và kiểm soát tâm trạng. Trong mọi tình huống, nếu áp lực kéo dài, bạn nên điều tiết cường độ công việc hoặc chia sẻ suy nghĩ của mình để nhận hỗ trợ từ các mối quan hệ. Tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục các yếu tố gây căng thẳng cho bạn chính là phương pháp điều trị gốc rễ giúp cải thiện tìn trạng đau đầu.
- Cải thiện tư thế ngồi hoặc sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như ghế tựa, đai lưng sẽ giúp bạn phòng ngừa các cơn đau về cổ, vai gáy.
- Xây dựng thời gian biểu khoa học giữa làm việc và thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo giấc ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
- Luyện tập thể dục, thể thao ở cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số hoạt động thể thao phù hợp để giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng sau quá trình làm việc.
- Dành thời gian làm những thứ yêu thích hoặc quây quần bên những người bạn yêu thương. Cảm xúc chiếm vai trò quan trọng giúp bạn quản lý tâm trạng và tạo tinh thần lạc quan.
-Cân bằng chế độ ăn uống với thực phẩm hữu cơ, hạn chế các thực phẩm dầu mỡ
- Tránh sử dụng các chất kích thích, thức uống chứa caffein bởi chúng có thể khiến bạn mất ngủ và làm chứng đau đầu trầm trọng hơn.
Đau đầu do căng thẳng dù mức độ nhẹ hay nặng nếu kéo dài có thể gây nguy hiểm và cản trợ các hoạt động thường ngày của bạn. Nếu bạn sử dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm đau tại nhà nhưng vẫn không thuyên giảm, thường xuyên tái phát, hoặc những căng thẳng xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, trầm cảm không thể cải thiện, hãy tới thăm khám tại các cơ sở bệnh viện để bác sĩ tư vấn và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Bài viết nổi bật
Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ít được biết đến
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể điều trị khỏi không
Đau đầu có kèm theo sinh hoạt sinh dục có nguy hiểm không?
Bài viết liên quan
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
Liên hệ
Bệnh viện quốc tế DNA
1015 Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5, Tp.HCM
Hotline: 1900 2840
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn