Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống, cột sống cong vẹo,... là các bệnh lý cột sống thường gặp hiện nay, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý cột sống và phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh lý cột sống là gì?
Cột sống đóng vai trò giúp cơ thể xoay sở, di chuyển và định hình toàn bộ cơ thể. Cột sống được cấu tạo từ nhiều đốt sống khác nhau (33-35 đốt sống) xếp chồng lên nhau tạo thành một chuỗi các xương dạng hình trụ nằm ở mặt lưng, giữa các đốt sống được ngăn cách bởi đĩa đệm. Theo đó, bệnh lý cột sống là một nhóm bệnh liên quan đến cột sống, thường gặp ở những người vận động nhiều, vận động sai tư thế.
Lý do mà người bệnh đi khám bệnh nhiều nhất liên quan về bệnh cột sống là đau lưng. Đau lưng tại cột sống thường xuất phát từ xương, đĩa đệm, dây chằng quanh cột sống, tủy sống và rễ, dây thần kinh, cơ dọc lưng. Khi bị tổn thương, những cơ quan sẽ có những dấu hiệu riêng biệt. Tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp định hướng điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Lý do mà người bệnh đi khám bệnh nhiều nhất liên quan về bệnh cột sống là đau lưng. Đau lưng tại cột sống thường xuất phát từ xương, đĩa đệm, dây chằng quanh cột sống, tủy sống và rễ, dây thần kinh, cơ dọc lưng. Khi bị tổn thương, những cơ quan sẽ có những dấu hiệu riêng biệt. Tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp định hướng điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý cột sống
Những nguyên nhân gây ra bệnh lý cột sống phổ biến bao gồm những nguyên nhân sau đây:
Do bất thường về mặt cấu trúc
Những tổn thương về mặt cấu trúc hoặc dị dạng kéo dài có thể gây thay đổi các hoạt động của cột sống:
- Viêm khớp có thể gây ra những vấn đề ở khớp hông, lưng dưới và một vài vị trí khác. Một số trường hợp khối viêm sẽ làm không gian của tủy sống bị hẹp, gây ra hội chứng hẹp ống sống.
- Vỡ đĩa đệm: Vỡ đĩa đệm có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cột sống lưng và hệ thần kinh. Các đĩa đệm nằm giữa những đốt sống giúp đốt sống hoạt động linh hoạt với khả năng vặn xoắn. Khi các đĩa đệm bị vỡ sẽ tạo ra áp lực lớn lên rễ thần kinh gây đau lưng. Nguyên nhân gây vỡ đĩa đệm thường do chấn thương đột ngột, quá trình lão hóa làm đĩa đệm yếu đi và dễ bị tổn thương.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống: Theo thời gian, các đĩa đệm giữa các đốt sống mất đi độ đàn hồi và nước, làm giảm khả năng chống đỡ và dễ bị thoát vị. Hoặc do vận động mạnh, các chấn thương cũng gây ra thoát vị đĩa đệm. Khi đĩa đệm bị lệch sẽ chèn ép vào tủy sống, dây thần kinh ở đoạn cột sống vùng thắt lưng bị ảnh hưởng sẽ gây ra cơn đau thần kinh tọa.
Tình trạng căng giãn và quá tải có thể ảnh hưởng đến cột sống
Những bệnh lý thường gặp ở cột sống gây đau lưng thường do chấn thương và căng giãn quá mức ở các bộ phận, chẳng hạn như: chấn thương cột sống do té ngã, co thắt những cơ cạnh cột sống, căng cơ hay dây chằng.
Khi người bệnh tập thể dục quá mức, gắng sức nâng đỡ các vật nặng, khiến các bộ phận gồng cứng để chịu lực, sau đó giãn ra đột ngột gây nên tình trạng đau nhức.
Lặp lại thường xuyên các thao tác sai trong một thời gian dài
Những tư thế xấu và các thao tác sai nếu lặp lại thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày có thể có thể gây ra tình trạng đau cột sống. Một số tư thế sai thường gặp như: mang balo quá nặng bị lệch một bên, xoắn cột sống quá mức khi tập luyện, nằm đệm quá cao khi ngủ, ngồi khom lưng, bắt chéo hai chân khi ngồi thường xuyên.
Một số bệnh lý cột sống hay gặp phải hiện nay
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là quá trình thoái hóa khớp và đĩa đệm trong cột sống. Biểu hiện thường gặp là cứng khớp vào buổi sáng, đau lưng, giảm phạm vi vận động.
Thoát vị đĩa đệm
Là tình trạng một phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài, khỏi vị trí bình thường, gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh. Triệu chứng thường gặp là đau lưng, đau lan xuống chân (đau thần kinh tọa), tê bì, yếu cơ.
Vẹo cột sống
Tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên. Triệu chứng là lệch vai, xương sườn nổi bật hơn một bên, đau lưng.
Viêm cột sống dính khớp
Đây là bệnh lý viêm mãn tính ảnh hưởng đến khớp xương và cột sống. Triệu chứng hay gặp là đau và cứng khớp ở lưng dưới, đau lan lên lưng trên và cổ.
Gai cột sống
Là sự hình thành các gai xương trên đốt sống do viêm và thoái hóa. Triệu chứng thường gặp là đau lưng, đau khi di chuyển, tê hoặc yếu ở chân.
Đau lưng dưới mãn tính
Là tình trạng đau lưng kéo dài hơn 3 tháng. Triệu chứng là đau lưng liên tục hoặc từng cơn, đau lan xuống chân, cảm giác cứng khớp.
Chứng bệnh rễ thần kinh cổ
Là sự kích thích hoặc nén rễ thần kinh ở vùng cổ. Triệu chứng thường gặp là đau cổ, đau lan xuống cánh tay, tê bì và yếu cơ ở cánh tay.
Phương pháp chẩn đoán bệnh lý cột sống
Để chẩn đoán bệnh lý cột sống, bác sĩ sẽ hỏi thăm một số thông tin liên quan như những triệu chứng, hoàn cảnh khởi phát, thời gian xuất hiện… Sau đó bác sĩ có thể một số hình ảnh học để hỗ trợ việc chẩn đoán như:
Chụp X-Quang
Phương tiện phổ biến giúp đánh giá sơ bộ cấu trúc các phần cứng như xương đốt sống, xác định các vấn đề liên quan về thoái hóa đốt sống, gai cột sống, vẹo cột sống.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Là phương pháp không xâm lấn, sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô mềm. Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, viêm khớp, và các tổn thương thần kinh.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
Sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của cột sống và cấu trúc xung quanh (Thường được sử dụng khi cần chi tiết hơn so với X-quang nhưng không thể thực hiện MRI).
Đo điện cơ
Điện cơ (EMG): Đo hoạt động điện của cơ bắp khi nghỉ ngơi và khi co cơ.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh lý thần kinh cột sống
Việc duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và chăm sóc sức khỏe tổng thể có thể giúp phòng ngừa và quản lý các bệnh lý cột sống. Điều trị các bệnh lý cột sống thường bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, trong một số trường hợp nhiều người còn tìm đến cách là phẫu thuật.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của ngành Y học hiện đại, ngày nay việc điều trị các bệnh lý thần kinh cột sống có thể mang đến những hiệu quả vượt trội, an toàn cho sức khỏe, phục hồi xương khớp chắc khỏe từ bên trong, ngăn ngừa tiến triển đến những biến chứng nghiêm trọng và không cần phải không phẫu thuật.
Nổi bật trong ngành Y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc mở ra cơ hội cho các bệnh nhân bị thần kinh cột sống trở lại với cuộc sống thường ngày, phục hồi khả năng vận động, xua tan những cơn đau nhờ cơ chế thông minh của tế bào gốc. Khi đi vào cơ thể, những tế bào gốc sẽ tập trung di chuyển đến vị trí khớp bị tổn thương để thay thế, tái tạo, tăng khả năng phục hồi sửa chữa mô, từ đó sẽ phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân.
Hiện nay, liệu pháp tế bào gốc ứng dụng điều trị bệnh lý thần kinh cột sống nói riêng và cơ xương khớp nói chung đã có mặt ở các bệnh viện được cấp phép tại Việt Nam, trong đó có Bệnh viện Quốc tế DNA.
Bên cạnh liệu pháp tế bào gốc, Trung tâm Điều trị đau DNA Paincare còn ứng dụng các liệu pháp y học hiện đại khác như liệu pháp Ozone tăng cường lưu thông máu, giảm nhức mỏi do tắc máu, hỗ trợ giảm đau mãn tính, công nghệ Pain Block khóa cơn đau mãn tính,....
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cá nhân hóa phù hợp, giúp cải thiện cơn đau hiệu quả nhất. Với thế mạnh sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng các liệu pháp y học điều trị cơ xương khớp hiện đại sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau do bệnh lý thần kinh cột sống gây ra.
Bài viết nổi bật
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Tổng quan về bệnh lý cột sống, nguyên nhân và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Cách điều trị hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Triệu chứng, nguyên nhân và các lựa chọn điều trị
Bài viết liên quan
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
Liên hệ
Bệnh viện quốc tế DNA
1015 Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5, Tp.HCM
Hotline: 1900 2840
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn