Bệnh gout ngày càng “trẻ hóa”, gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, xương khớp, thận…; hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng, nếu không được điều trị kịp thời. Sau đây là 10 biến chứng nguy hiểm của bệnh gout, bạn cần lưu tâm.
1. Tổn thương và biến dạng khớp
Biến chứng tổn thương và biến dạng khớp thường xảy ra ở người bị Gout mãn tính, tình trạng sưng tấy tại khớp viêm xảy ra thường xuyên. Viêm khớp gout mãn tính có thể dẫn đến tình trạng tổn thương khớp vĩnh viễn, từ đó gây biến dạng và cứng khớp. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn để vận động của người bệnh lâu dài. Với những trường hợp xấu nhất, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để khắc phục biến dạng khớp.
2. Sỏi thận - Biến chứng bệnh gout cần được chú ý
Nồng độ acid uric dư thừa bên trong cơ thể và cứ 10 người bệnh gout sẽ có 2 người bị sỏi thận. Thận là cơ quan lọc chất thải trong máu, acid uric cũng sẽ được lọc ở thận. Việc dư thừa acid uric trong thời gian dài sẽ dẫn sự kết tủa muối urat. Từ đó, tạo ra sỏi acid uric trong thận.
3. Nổi hạt tophi
Tophi là những khối tinh thể urat, xuất hiện xung quanh khớp, xảy ra với những người mắc bệnh Gout lâu năm. Các hạt tinh thể này có hình dạng như các nốt sần, căng phồng bên dưới da tại vị trí như bàn chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay, gân gót chân…
Các hạt tophi có thể dễ dàng nhìn được bằng mắt thường, và sờ vào được. Khu vực xung quanh các vùng hạt tophi có hiện tượng nóng, mềm, hạt bị sưng đau. Người bệnh cảm thấy khó cử động khớp, giảm biên độ chuyển động gây ra bất tiện trong sinh hoạt.
4. Bệnh thận và suy thận
Bệnh lý thận và suy thận phát triển từ sỏi thận acid uric. Các khối sỏi làm tăng nguy cơ tổn thương thận, thậm chí để lại sẹo khiến cho thận bị suy giảm chức năng, và là tiền đề của suy thận.
5. Gãy xương
Biến chứng bệnh Gout cũng bao gồm gãy xương. Cụ thể, gout làm tăng nguy cơ gãy xương do tính chất của xương bị tác động xấu từ viêm, sưng do acid uric kết tủa. Việc phát triển hạt tophi cũng là một trong số các nguyên nhân gây tổn thương đến xương, làm xói mòn xương. Tình trạng kéo dài sẽ khiến cho xương yếu đi, người bệnh mắc phải loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương cao, dẫn đến dễ gãy xương.
6. Các vấn đề về mắt
Tỷ lệ người bị gout gặp biến chứng về mắt không cao, có thể nói đây là một biến chứng hiếm gặp của bệnh gout. Dù vậy, cần lưu ý rằng tinh thể aicd uric có thể ảnh hưởng đến thị giác, bằng việc tác động xấu lên mí mắt, giác mạc và mống mắt.
7. Bệnh tim mạch
Các bệnh tim mạch là một cảnh báo lớn đối với người bệnh gout. Dù gout không trực tiếp gây ra bệnh lý tim mạch nhưng nghiên cứu cho thấy loại viêm khớp này làm nguy cơ đau tim và đột quỵ ở người tăng cao gấp 2 lần so với bình thường.
Nguyên nhân của biến chứng này là do acid uric khiến tích tụ các tinh thể urat, hình thành các cục máu đông. Và đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng rủi ro đau tim và đột quỵ ở người. Biến chứng bệnh gout liên quan đến tim mạch rất nguy hiểm vì người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong do suy tim, tỷ lệ gấp 2 lần so với người chưa từng bị bệnh gout.
8. Vấn đề với giấc ngủ
Có rất nhiều người bệnh gout gặp vấn đề với giấc ngủ, đó là bởi vì cơn đau gout thường xảy ra vào buổi đêm, cường độ cơn đau gây khó chịu và đôi lúc đánh thức người bệnh. Trong trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng, liên tục khiến người bệnh thức giấc do đau và không thể ngủ lại được sẽ làm sức khỏe sút giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, biến chứng còn khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, dễ dàng mắc phải hàng loạt những vấn đề sức khỏe do mất ngủ.
9. Giảm mật độ xương
Giảm mật độ xương là một biến chứng do việc xương bị tổn thương, suy giảm chức năng xương. Mật độ xương là lượng mô khoáng có trong cơ thể con người được đo trên diên tích g/cm2. Mật độ xương còn được xem là thước đo chất lượng xương, tiên lượng các vấn đề về xương mà người bệnh có thể mắc phải như loãng xương.
Người bị gout làm giảm mật độ xương bởi vì tình trạng viêm sưng tại các khớp, xuất hiện hạt tophi làm tổn hại trực tiếp đến xương, tăng cao nguy cơ mắc các bệnh lý khác về xương khớp, điển hình là loãng xương, biến chứng gãy xương.
10. Vấn đề về sức khỏe tâm thần
Vấn đề về sức khỏe tâm thần của người bệnh gout đa phần đến từ ảnh hưởng từ sự lo lắng tình trạng bệnh mỗi ngày, các cơn đau mỗi ngày, sự rối loạn giấc ngủ thường gặp, sự bất tiện từ việc hạn chế vận động trong các hoạt động thường ngày. Những điều này khiến người bệnh không chỉ suy nhược sức khỏe thể chất mà còn suy giảm sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Đây là tiền đề của các bệnh lý như rối loạn lo âu, trầm cảm…
Các phương pháp hạn chế biến chứng bệnh Gout:
- Hạn chế những thực phẩm giàu purine, hạn chế hoặc không uống rượu, nước trái cây đóng hộp và nước ngọt để giảm sự tích tụ aicd uric.
- Uống nhiều nước để hỗ trợ thúc đẩy quá trình giảm nồng độ acid uric trong máu.
- Duy trì cân nặng vừa phải.
- Thường xuyên luyện tập, chơi thể thao để nâng cao sức khỏe chung.
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ số huyết áp, đường trong máu.
- Đến bệnh viện để kiểm tra chức năng thận và mật độ xương định kỳ
Bệnh gout không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh như ăn uống điều độ, tăng cường vận động và giảm cân.
Bài viết nổi bật
Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp có gì khác nhau?
Tổng quan về bệnh Cơ - Xương - Khớp
Thoái hóa khớp lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hóa khớp ở người cao tuổi: Nỗi ám ảnh của tuổi già
Bài viết liên quan
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
Liên hệ
Bệnh viện quốc tế DNA
1015 Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5, Tp.HCM
Hotline: 1900 2840
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn