Dấu hiệu loãng xương cảnh báo tình trạng sức khỏe như giảm chiều cao, gãy xương, đau xương, đau lưng, mỏi cơ, chuột rút…; cần sớm phát hiện, điều trị và có biện pháp phòng ngừa.
Loãng xương là gì?
Loãng xương là tình trạng sụt giảm lượng lớn khối lượng xương do thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Loãng xương thường diễn tiến âm thầm, giai đoạn đầu thường không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đặc trưng nên người bệnh thường bị bỏ qua.
Các triệu chứng của loãng xương thường xuất hiện khi người bệnh đã có biến chứng, tuy nhiên lúc này cơ thể đã bị mất đến khoảng 30% khối lượng xương.
Các dấu hiệu loãng xương
Giảm chiều cao so với lúc trẻ
Một trong những triệu chứng nguy hiểm và phổ biến trong loãng xương là gãy nén đốt sống. Đây là tình trạng các đốt sống ở xương cột sống bị nén, ép tạo thành những vết gãy nhỏ gây đau nhức, khó đi lại và nghiêm trọng hơn là giảm chiều cao từ 2cm trở lên.
Bệnh loãng xương gây suy giảm các mô xương và mật độ xương, từ đó làm gia tăng nguy cơ gãy đốt sống khi người bệnh vận động hoặc khiêng vác các vật nặng.
Gãy xương sau chấn thương nhẹ
Xương cũng giống như các cấu trúc khác trong cơ thể, chúng liên tục diễn ra quá trình tạo xương và huỷ xương. Ở người bệnh loãng xương, quá trình tạo xương bị suy giảm, không theo kịp tốc độ mất xương, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.
Gãy xương là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị loãng xương. Gãy xương có thể xảy ra khi té ngã hay va đập mạnh, thậm chí khi bệnh tiến triển nặng thì việc hắt hơi hoặc ho mạnh cũng có thể làm xương bị gãy.
Đau lưng cấp và mạn tính
Loãng xương gây gãy nén đốt sống hoặc gãy xương sống. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội hoặc có khi đau âm ỉ ở lưng, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi cố gắng vận động hoặc khiêng vác vật nặng. Đồng thời cơn đau có thể khiến người bệnh không thể đứng thẳng lưng.
Đau lưng cấp tính thường xuất hiện đột ngột với những triệu chứng nghiêm trọng trong vòng vài ngày đến vài tuần. Đau có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Đau dọc các xương dài, đặc biệt xương cẳng chân
Tình trạng đau mỏi dọc các xương dài như xương cánh tay, xương cẳng chân là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân loãng xương. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức, mỏi nhiều đặc biệt ở các xương dài.
Đây là triệu chứng của việc giảm mật độ xương, tình trạng này ảnh hưởng đến các xương dài khiến chúng dễ gãy hơn. Bên cạnh đó, gãy xương dài chỉ xảy ra ở phần đầu xương và không gãy ở phần giữa xương, khiến người bệnh có cảm giác đau dọc các xương dài.
Hay đau mỏi cơ, chuột rút
Chuột rút và đau mỏi cơ là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt canxi. Trong khi đó, thiếu canxi trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.
Ngoài ra, loãng xương còn gây nên nứt gãy xương cột sống, khiến các dây thần kinh trong cột sống bị chèn ép dẫn đến rối loạn thần kinh cơ, từ đó có thể dẫn đến đau mỏi cơ.
Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực, thay đổi tư thế
Gãy nén cột sống gây xẹp lún xương đốt sống, làm biến dạng và thay đổi chiều dài cột sống, khiến lưng gù và khom hơn bình thường.
Tình trạng gù vẹo cột sống có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và thể tích lồng ngực, làm tăng áp lực đường thở và hạn chế khả năng mở rộng của phổi, từ đó khiến người bệnh hay cảm thấy mệt mỏi, khó thở, chóng mặt…
Phòng ngừa loãng xương
Tập thể dục
Tập thể dục là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp bạn xây dựng hệ xương - khớp chắc khỏe. Bạn có thể lựa chọn hoặc kết hợp các bài tập rèn luyện sức bền với các bài tập tạ để tăng cường sức khỏe xương khớp.
Tập luyện thể dục giúp tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ của cơ - xương ở cánh tay và cột sống. Ngoài ra, các bài tập như đi bộ, chạy bộ, chạy, leo cầu thang, nhảy dây, trượt tuyết... tác động vào phần xương ở chân, hông và cột sống giúp xương trở nên chắc khỏe hơn.
Cung cấp đủ canxi cho cơ thể
Nam giới và phụ nữ trong độ tuổi từ 18 - 50 cần 1.000 miligam canxi mỗi ngày. Nhu cầu canxi hàng ngày có thể tăng lên 1.200 miligam khi phụ nữ bước sang tuổi 50 và nam giới khi bước sang tuổi 70.
Canxi chiếm phần lớn cấu trúc của xương và răng, giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện mật độ xương. Canxi có thể được bổ sung qua thức ăn, nếu thiếu hụt có thể bổ sung thêm qua thuốc theo tư vấn của y bác sĩ.
Bổ sung đủ Vitamin D
Vitamin D có thể hỗ trợ sức khỏe xương khớp thông qua việc cải thiện khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Khi được cung cấp đủ canxi, xương khớp sẽ dẻo dai và chắc khỏe hơn.
Theo khuyến nghị, một người trưởng thành cần ít nhất 600 IU vitamin D mỗi ngày và tăng lên 800 IU sau tuổi 70. Những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể cần bổ sung nhiều vitamin D hơn.
Vitamin D thường được bổ sung từ các thực phẩm hằng ngày. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể cung cấp thêm vitamin D cho cơ thể bằng các loại thực phẩm chức năng khác. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Bài viết nổi bật
Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ít được biết đến
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể điều trị khỏi không
Đau đầu có kèm theo sinh hoạt sinh dục có nguy hiểm không?
Bài viết liên quan
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
Liên hệ
Bệnh viện quốc tế DNA
1015 Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5, Tp.HCM
Hotline: 1900 2840
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn