Đau nửa đầu mãn tính: Triệu chứng thường gặp và những biến chứng nguy hiểm
Bệnh điều trị
Đau nửa đầu mãn tính là một tình trạng đau đầu dai dẳng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ thảo luận về các triệu chứng phổ biến của đau nửa đầu mãn tính và những biến chứng có thể xảy ra nếu không được điều trị.
Bệnh đau nửa đầu mãn tính thường bị nhầm lẫn thành những ''cơn đau đầu thông thường". Điều đó dẫn đến việc các bệnh nhân sẽ không nhận được sự chữa trị thích hợp và kịp thời. Việc nhận biết rõ các triệu chứng và nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu mãn tính sẽ giúp bạn nhận được sự điều trị tốt nhất.
1. Triệu chứng của đau nửa đầu mãn tính là gì?
Chứng đau nửa đầu mãn tính được định nghĩa là những cơn đau đầu có tần suất ít nhất 15 ngày mỗi tháng, đồng thời có đủ các triệu chứng sau đây hơn 8 lần trong ít nhất ba tháng.
Các triệu chứng của bệnh đau đầu mãn tính có thể bao gồm:
1.1. Đau đầu thường xuyên
Các cơn đau mãn tính thường được đặc trưng bởi cảm giác đau nhói và thường xuất hiện một bên đầu đặc biệt là vùng thái dương và trán, nhưng cũng có thể xuất hiện ở cổ hoặc mặt.
1.2. Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi
Người bị đau nửa đầu mãn tính khi nhìn ánh sáng đèn nhấp nháy có thể bị nhòe, không rõ, thậm chí nhiều người bị còn bị tê, lú lẫn, khó nói, chóng mặt.
1.3. Buồn nôn
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất và nó trầm trọng hơn khi hoạt động mạnh. Buôn nôn do đau nửa đầu rất giống tình trạng nôn nao do say rượu.
2. Nguyên nhân gây ra đau nửa đầu mãn tính
2.1. Nguyên nhân gây đau nửa đầu
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến bệnh đau nửa đầu mãn tính vẫn chưa được y học hiểu rõ. Nhưng nguyên nhân của các cơn đau đầu này được cho là do sự giải phóng các chất gây viêm xung quanh dây thần kinh và mạch máu ở đầu.
Ngoài ra, khi các chất dẫn truyền thần kinh bị kích thích đột ngột khi stress, sử dụng các chất kích thích hoặc thay đổi hormone cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau nửa đầu.
Đối với nhiều người, chứng đau nửa đầu mãn tính phát triển dần dần và các cơn đau nửa đầu trở nên thường xuyên hơn theo thời gian. Khoảng 2,5 trong số 100 người bị chứng đau nửa đầu sẽ phát triển thành mãn tính mỗi năm.
2.2. Các tác nhân gây đau nửa đầu
Có một số tình trạng bệnh lý có thể làm tăng xu hướng mắc chứng đau nửa đầu như:
Trầm cảm, stress, lo âu
Những người mắc chứng trầm cảm, lo âu có nguy cơ bị đau đầu mãn tính cao hơn so với dân số nói chung.
Lạm dụng thuốc
Các nghiên cứu ước tính rằng, khoảng 2,5% số người mắc chứng đau nửa đầu mãn tính mỗi năm do việc lạm dụng thuốc giảm đau mà không điều trị đúng bệnh.
Sức khỏe thể chất
Làm việc quá sức, hoạt động mạnh khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ do thiếu ngủ cũng gây ra các cơn đau đầu mãn tính.
Thay đổi nội tiết tố ở nữ
Trong thời kỳ mang thai, mãn kinh, có kinh nguyệt hay việc sử dụng thuốc tránh thai khiến lượng estrogen thay đổi sẽ làm xuất nhiện những cơn đau đầu
Ăn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Đồ uống có cồn và cafein được cho là các yếu tố có khả năng thúc đẩy chứng đau nửa đầu mãn tính.
Hiểu rõ những điều này có thể giúp kiểm soát và điều trị hiểu quả chứng đau nửa đầu.
3. Nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu mãn tính
Trên toàn cầu, chứng đau nửa đầu ảnh hưởng đến khoảng 40% dân số, tương đương 3,1 tỷ người vào năm 2021. Chúng nằm trong số ba tình trạng thần kinh phổ biến nhất ở hầu hết các nhóm tuổi và phổ biến hơn ở nữ giới so với nam giới.
Đau nửa đầu mãn tính phổ biến ở phụ nữ hơn gấp ba lần nam giới. Chứng đau nửa đầu có thể bắt đầu ngay từ khi còn học tiểu học nhưng thường gặp nhất là ở tuổi trưởng thành.
Các nghiên cứu ước tính rằng khoảng 2,5% số người bị chứng đau nửa đầu từng cụm sẽ chuyển sang chứng đau nửa đầu mãn tính mỗi năm.
Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng tiến triển của bệnh đau nửa đầu như béo phì, ngáy, sử dụng cafeine, mắc các bệnh trầm cảm và lo âu không được điều trị đúng cách.
Bên cạnh đó, đau nửa đầu mãn tính thường gặp hơn ở những người bị chấn thương đầu hoặc chấn thương do chấn thương sọ não. Cổ và đầu có chung hệ thống cảm giác. Do đó, có thể đau cổ ảnh hưởng đến chứng đau đầu. Ngược lại, chứng đau nửa đầu có thể gây đau cổ ngay cả ở những người thực sự không có vấn đề gì về cổ.
4. Biến chứng của bệnh đau nửa đầu mãn tính
Nếu không được điều trị kịp thời khiến các cơn đau đầu kéo dài thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh:
Hoa mắt, chóng mặt
Người bị đau nửa đầu có thể gặp các vấn đề về tầm nhìn như hoa mắt, lóa mắt khi nhìn ánh sáng mạnh, thậm chí mất tầm nhìn tạm thời. Điều này không những gây ra bất tiện, khó khăn cho chính bản thân người bệnh mà còn cho những người xung quanh trong cuộc sống thường ngày
Mất ngủ
Cơn đau đầu dai dẳng, khó chịu là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ, không ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý thần kinh khác như stress, trầm cảm,…
Đột quỵ và mất trí nhớ
Đau nửa đầu lặp đi lặp lại nhiều lần khiến não bộ chịu nhiều tổn thương, điều đó có thể dẫn đến suy giảm chức năng não gây ra suy giảm trí nhớ, thậm chí dẫn đến đột quỵ não.
Gây tàn tật
Theo WHO, đau nửa đầu mãn tính được cho là nguyên nhân cao thứ ba gây ra tàn tật chỉ sau đột quỵ và chứng mất trí nhớ.
5. Điều trị bệnh đau nửa đầu hiệu quả
Hiện trên thế giới có sẵn các phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người mắc chứng đau nửa đầu không tận dụng chúng vì chủ quan hoặc nhầm tưởng rằng họ chỉ bị đau đầu thông thường.
Tiêu chuẩn “vàng” để giảm chứng đau nửa đầu là nhóm thuốc triptans, bao gồm sumatriptan, rizatriptan và zolmitriptan. Nếu dùng khi cơn đau nửa đầu bắt đầu, triptan có thể giảm đau, giảm các triệu chứng buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau mức độ nhẹ như Aspirin, Acetaminophen khi các triệu chứng vừa mới xuất hiện. Nhưng cần lưu ý khi tự sử dụng các loại thuốc trên vì chúng có thể không làm giảm các triệu chứng mà có thể gây ra các tác hại lớn hơn khi lạm dụng.
Và các loại thuộc chống nôn sẽ được chỉ định sử dụng khi người bệnh bị buồn nôn hoặc nôn ói.
6. Cách phòng ngừa các cơ đau nửa đầu
Ngoài việc điều trị theo sự kê đơn thuốc của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giúp phòng ngừa và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh đau nửa đầu mãn tính như:
- Điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn.
- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, bổ sung đủ nước cho cơ thể (2 lít/ngày).
- Tập thể dụng thường xuyên.
- Sử dụng những loại trà giúp cơ thể thư giãn và giảm đau đầu.
- Ăn uống đủ chất và hạn chế sử dụng các đồ ăn, thức uống có cồn và chất kích thích như cà phê hoặc rượu bia.
- Không sử dụng bừa bãi các thuốc giảm đau.
- Bổ sung các vitamin có lợi cho sức khỏe.
- Theo dõi và ghi lại các cơn đau đầu.
- Bổ sung các chất như riboflavin (B2), magiê.
- Châm cứu.
Đau nửa đầu mãn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của con người, làm giảm năng suất và các mối quan hệ giữa các cá nhân.
Chính vì vậy, ngay khi có các triệu chứng khi vẫn còn ở mức độ nhẹ, các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nên nhớ không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau nếu không muốn những cơn đau đầu tưởng như vô hại trở nên nghiêm trọng hơn.
Liên hệ 1900 2840 để được tư vấn chi tiết về công nghệ y học hiện đại trị đau đầu, mất ngủ tại Bệnh viện Quốc tế DNA!
Bài viết nổi bật
Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ít được biết đến
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể điều trị khỏi không
Đau đầu có kèm theo sinh hoạt sinh dục có nguy hiểm không?
Bài viết liên quan
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
Liên hệ
Bệnh viện quốc tế DNA
1015 Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5, Tp.HCM
Hotline: 1900 2840
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn