Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Triệu chứng, nguyên nhân và các lựa chọn điều trị
Bệnh điều trị
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây ra nhiều loại đau khác nhau hoặc không có triệu chứng gì cả. Biểu hiện có thể là những trận nhức nhối hoặc tê nhức lan dần từ vùng cổ tới cánh tay và bàn tay đến hoặc xuất hiện với những cơn đau như điện giật lan vào những vùng tương tự.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?
Bao xơ
Đây là lớp ngoài chắc chắn được cấu tạo từ các sợi collagen đồng tâm, giúp đĩa đệm có đủ độ bền để che chắn và bảo vệ cho phần mềm bên trong. Vòng xơ giúp chịu tải nặng của cột sống và giảm sốc cho các tác động tấn công phần đốt sống cổ.
Ngoài chức năng bảo vệ nhân nhầy của bao xơ còn có chức năng giúp chống lại các lực căng hướng ngang hoặc các lực vặn xoắn, giúp cột sống được đảm bảo giữ đúng trục.
Nhân nhầy
Đây là phần được chứa bên trong bao xơ với đặc tính sệt như gel và có thành phần chủ yếu là các proteoglycans. Các nghiên cứu y khoa cho biết, ở trẻ em, hơn 80% nhân nhầy là nước. Theo độ tuổi trưởng thành, tỉ lệ nước trong nhân nhầy sẽ giảm dần. Thông thường, ở người già chỉ có 60% nhân nhầy là nước.
Nhân nhầy sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài khi có tác động và khiến phần đĩa đệm xẹp xuống để chịu lực. Cơ chế này cũng giúp lục tác động được phân tán đều khắp mặt đĩa đệm và triệt tiêu dần. Khi không còn lực tác động, nhân nhầy ở đĩa đệm sẽ phồng lên và hút nước quay trở lại và làm cho đĩa đệm phồng trở lại trạng thái ban đầu.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ lớp bao xơ bị rách và phần nhân nhầy rò rỉ ra ngoài. Thoát vị đĩa đệm thường gây đau đớn nhất khi nhân nhầy, chứa các protein gây viêm, thoát ra khỏi đĩa đệm và đi vào rễ thần kinh gần đó. Ít phổ biến hơn là thoát vị đĩa đệm có thể rò rỉ vào tủy sống.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Nguy cơ phát triển thoát vị đĩa đệm có xu hướng tăng theo tuổi tác. Một số ước tính cho thấy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có nhiều khả năng phát triển ở độ tuổi từ 30 đến 50.
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy nam giới có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cao hơn, nhưng một nghiên cứu được Bác sĩ vật lý trị liệu Richard Staehler công bố năm 2019 đã cho thấy phụ nữ có thể có nguy cơ cao hơn.
Tỷ lệ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra ở người trưởng thành được ước tính là từ 0,5% đến 2%. Mặc dù vậy, nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể không được chẩn đoán và ước tính có thể khác nhau tùy theo dân số.
Di truyền cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Những thói quen kém lành mạnh như sử dụng thuốc lá, lười vận động và ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng đầy cũng góp phần lớn khiến đĩa đệm vùng cột sống cổ bị thoát vị.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên có tư thế sai kết hợp với các vận động không chính xác làm tăng áp lực cho cột sống cổ cũng có nguy cơ gia tăng tỷ lệ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Những người lao động bốc vác hay thường xuyên phải chịu lực nặng lên cột sống cột sống cổ cũng là đối tượng dễ mắc phải các tình trạng về đĩa đệm.
Nhận biết các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu:
Dấu hiệu lâm sàng
- Xuất hiện các cơn đau và tê mỏi từ đốt sống cột sống cổ sau đó lan dần sang vùng bả vai, cánh tay, sau đầu và hốc mắt
- Xuất hiện cảm giác tê ngứa lan từ cột sống cổ tới toàn thân do đĩa đệm bị thoát vị chèn ép vào tủy sống
- Cảm giác tê ngứa ở vùng cánh tay, bàn tay và ngón tay do đĩa đệm bị thoát vị chèn ép vào dây thần kinh
- Khó gập ngửa hoặc xoay đầu
- Khó khăn khi đưa tay ra sau lưng, giơ tay lên cao hoặc khó đi bộ bình thường
- Đau 1 bên lồng lực, khó thở
- Táo bón, khó tiểu
Dấu hiệu cận lâm sàng
Khi thực hiện kiểm tra MRI, bác sĩ có thể phát hiện các tình trạng như:
- Đĩa đệm thoát vị ra trước hoặc sau
- Khối nhân nhầy nằm ở vị trí bất thường
- Cấu trúc cột sống, thân đốt sống bị thay đổi, chiều cao đốt sống giảm
- Rễ dây thần kinh hoặc tủy sống có dấu hiệu bất thường
Phương pháp điều trị đau khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Đau nhức cột sống cổ hoặc cánh tay do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và chỉ kéo dài trong vài ngày hoặc có thể trở thành mãn tính và kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn.
Cơn đau đến rồi đi hoặc cơn đau bùng phát đặc biệt nghiêm trọng khi thực hiện một số hoạt động là điều bình thường. Khi đau cột sống cổ hoặc cánh tay bắt nguồn từ thoát vị đĩa đệm, các triệu chứng thường hết hoàn toàn trong vòng 4 đến 6 tháng, mặc dù phần đĩa đệm bị thoát vị có thể không lành.
Hầu hết các trường hợp đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể được kiểm soát thành công bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật, chẳng hạn như thuốc giảm đau không kê đơn, vật lý trị liệu để kéo căng cổ, chườm đá hoặc chườm nóng và điều chỉnh hoạt động để tránh các cử động gây ảnh hưởng tới phần đĩa đệm cột sống cổ thoát vị cho đến khi cơn đau được giảm bớt.
Đôi khi, có thể cần dùng steroid đường uống hoặc tiêm, gây tê ngoài màng cứng hoặc tiêm rễ thần kinh có chọn lọc thông qua sử dụng hỗ trợ từ tia X và độ tương phản để giúp làm dịu cơn đau và thúc đẩy quá trình phục hồi.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ về cơ bản không gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên, nếu chủ quan và không điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
- Thiếu máu não
- Hẹp ống sống cột sống cổ
- Hội chứng chèn ép tủy
- Liệt vĩnh viễn
Nhìn chung, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được quan tâm đúng mức. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ khi cần thiết.
Bài viết nổi bật
Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ít được biết đến
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể điều trị khỏi không
Đau đầu có kèm theo sinh hoạt sinh dục có nguy hiểm không?
Bài viết liên quan
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
Liên hệ
Bệnh viện quốc tế DNA
1015 Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5, Tp.HCM
Hotline: 1900 2840
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn