Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường được điều trị hiệu quả thông qua các phương pháp bảo tồn. Các trường hợp cấp tính có thể được can thiệp thông qua phẫu thuật.
Nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Cột sống hay xương sống được tạo thành từ 33 đốt sống ngăn cách với nhau bằng các đĩa đệm. Cột sống được chia làm 4 vùng:
- Cột sống cổ: Bao gồm 7 đốt sống đầu tiên nằm ở cổ
- Cột sống ngực: Bao gồm 12 đốt sống tiếp theo, nằm ở vùng ngực
- Cột sống thắt lưng: Bao gồm 5 đốt sống tiếp theo, nằm ở lưng dưới. Đây chính là khu vực xảy ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
-Cột sống xương cùng (Xương cùng): Bao gồm 5 đốt sống thấp nhất, nằm phía dưới thắt lưng, trong đó có 4 đốt sống tạo nên xương cụt (coccyx)
Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, thoát vị đĩa đệm bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống, trong đó, tỉ lệ thoát vị đĩa đệm ở người trưởng thành là 30%. Tại Việt Nam, độ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm là ở độ tuổi 30 – 60 tuổi, đặc biệt bệnh này càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi và ngày càng gia tăng nhiều hơn.
Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, thoát vị đĩa đệm cốt sống thắt lưng thường hay xảy ra nhất, đặc biệt là giữa đốt sống thắt lưng thứ tư và thứ năm và giữa đốt sống thắt lưng thứ năm và đốt sống cùng thứ nhất (mức L4-L5 và L5-S1).
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được gây nên bởi sự thay đổi cấu trúc của đĩa đệm bình thường. Hầu hết các bệnh về đĩa đệm xảy ra do quá trình lão hóa và sự cố bình thường xảy ra bên trong đĩa đệm.
Theo sự gia tăng của tuổi tác, đĩa đệm có thể bị rò rỉ dịch nhầy và bị khô. Khi điều này xảy ra, đĩa xốp (thành phần nằm giữa các phần xương của cột sống và hoạt động như một ‘bộ giảm xóc’) sẽ bị nén lại.
Điều này có thể khiến bao xơ của đĩa đệm bị phồng hoặc lồi ra sau, tuy nhiên, phần nhân nhầy vẫn được bảo vệ toàn vẹn trong bao xơ, chưa lệch khỏi vị trí trung tâm nên không gây ra tình trạng chèn ép dây thần kinh.
Khi đĩa đệm tiếp tục bị vỡ hoặc tiếp tục bị phồng lên, nhân nhầy có thể bị rò rỉ ra khỏi bao xơ. Đây là tình trạng thoát vị đĩa đệm. Sau đó, các mảnh vật liệu đĩa đệm có thể gây áp lực lên các rễ thần kinh nằm ngay phía sau khoang đĩa đệm. Điều này có thể gây đau, yếu, tê hoặc thay đổi cảm giác.
Đôi khi, chấn thương nặng có thể khiến đĩa đệm bình thường bị thoát vị. Chấn thương cũng có thể khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nên trầm trọng hơn.
Ai có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng?
Mặc dù tuổi tác là nguy cơ phổ biến nhất, nhưng việc không hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể khiến cơ lưng và bụng yếu, khiến cột sống không thể hỗ trợ đúng cách.
Chấn thương ở lưng cũng làm gia tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khi những người ít vận động tham gia các hoạt động đòi hỏi thể chất cao.
Những công việc đòi hỏi phải nâng vật nặng và vặn cột sống nhiều cũng có thể gây chấn thương lưng và làm gia tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khác nhau tùy thuộc vào vị trí thoát vị đĩa đệm và rễ thần kinh nào bị chèn ép. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lý này bao gồm:
- Đau lưng từng cơn hoặc liên tục: Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển, ho, hắt hơi hoặc đứng trong thời gian dài.
- Co thắt cơ lưng
- Đau thân kinh toạ: Đây là cơn đau bắt đầu ở gần lưng hoặc mông và lan xuống chân đến bắp chân hoặc bàn chân.
- Yếu cơ ở chân
- Tê ở chân hoặc bàn chân
- Giảm phản xạ ở đầu gối hoặc mắt cá chân
- Mất kiểm soát chức năng bàng quang hoặc ruột
Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không khó chữa nhưng nếu để tình trạng bệnh lý tồn tại lâu dài có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể giống như các tình trạng sức khỏe khác, do đó, nếu xuất hiện nghi vấn về tình trạng bệnh, bạn cần sớm thực hiện thăm khám tại cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Khi tới thăm khám tại các cơ sở y tế, ngoài khai thác bệnh sử và khám thực tế, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Các xét nghiệm đề xuất có thể bao gồm:
- Chụp X quang: Thủ thuật này sử dụng chùm năng lượng điện từ vô hình để chụp lại hình ảnh của các mô bên trong, xương và các cơ quan trên phim.
- Chụp MRI: Quy trình này sử dụng sự kết hợp của nam châm lớn, tần số vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể mà không cần sử dụng tia X.
-Chụp tủy đồ (Myelogram): Phương pháp này sử dụng thuốc nhuộm tiêm vào ống sống để làm cho cấu trúc có thể nhìn thấy rõ khi chụp bằng tia X.
- Chụp CT: Quy trình này sử dụng tia X và công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm xương, cơ, mỡ và các cơ quan. Quét CT chi tiết hơn so với chụp X-quang thông thường.
-Phương pháp Điện cơ đồ (EMG): Phương pháp này cho phép đo lường phản ứng của cơ hoặc hoạt động điện để đáp ứng với sự kích thích của dây thần kinh đối với cơ. Kiểm tra này nhằm đánh giá liệu có bất kỳ tổn thương thần kinh liên quan nào không.
- Phương pháp Discogram: Kỹ thuật này hữu ích trong việc xác định bất thường ở vùng gian đĩa đệm. Một loại thuốc nhuộm phản quang sẽ được tiêm vào các mô cho phép những bất thường của đĩa đệm chẳng hạn như lồi hoặc thoát vị được hiện lên trên máy tính.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được điều trị như thế nào?
Thông thường, liệu pháp bảo tồn là phương pháp điều trị đầu tiên để kiểm soát bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Phương pháp này có thể bao gồm sự kết hợp của những yếu tố sau đây:
- Nghỉ ngơi tại giường
- Học cách vận động để tương thích với tình trạng sức khỏe (điều này nhằm làm giảm nguy cơ gây tổn thương nặng hơn cho các đĩa đệm)
- Vật lý trị liệu: Phương pháp này có thể bao gồm thực hiện siêu âm, xoa bóp, điều hòa khí huyết và tập thể dục
- Kiểm soát cân nặng
- Sử dụng đai hỗ trợ xương cùng
- Thuốc kiểm soát cơn đau và giãn cơ
Nếu các phương pháp này không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể được khuyến nghị thực hiện phẫu thuật để loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị. Phẫu thuật được thực hiện khi gây mê toàn thân. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ở lưng dưới của bạn trên khu vực thoát vị đĩa đệm. Một số xương ở phía sau cột sống có thể được cắt bỏ để tiếp cận đĩa đệm. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ loại bỏ phần thoát vị của đĩa đệm và bất kỳ phần lỏng lẻo nào còn sót lại khỏi không gian đĩa đệm.
Sau phẫu thuật, bạn có thể bị hạn chế hoạt động trong vài tuần trong khi hồi phục để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm khác. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ thảo luận về bất kỳ hạn chế nào với bạn.
Cách phòng ngừa thoát vị cột sống thắt lưng?
Việc phòng ngừa thoát vị cột sống thắt lưng thường bắt đầu với các thói quen sống và sinh hoạt. Cụ thể như sau:
- Nên thay đổi tư thế sau một khoảng thời gian để đảm bảo đĩa đệm giảm áp lực. Khi thấy cơ thể đau nên cho cơ thể thư giãn, xoa vuốt các khớp cổ, lưng, tay, chân
- Thường xuyên vận động, tập thể dục
- Không nên vận động quá sức
- Không nên đột ngột vận động mạnh
- Cố gắng giữ cột sống ở tư thế tiêu chuẩn
- Điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đĩa đệm cột sống nói chung và đĩa đệm cột sống thắt lưng được hồi phục
Bài viết nổi bật
Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ít được biết đến
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể điều trị khỏi không
Đau đầu có kèm theo sinh hoạt sinh dục có nguy hiểm không?
Bài viết liên quan
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5
-
6
-
7
Liên hệ
Bệnh viện quốc tế DNA
1015 Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5, Tp.HCM
Hotline: 1900 2840
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn